Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, uy tín, chất lượng luôn đặt lên hàng đầu
- Bạn là doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp (tiếng Anh hay gọi là start up) chưa biết phải bắt đầu từ đâu để thành lập công ty tuân thủ pháp luật Việt Nam. Rủi ro pháp lý, rủi ro thuế, rủi ro phá sản, rủi ro tài chính, rủi ro trách nhiệm của bạn đối với công ty,…. luôn làm cho bạn phải suy nghĩ.
Là đơn vị đi đầu hoạt động trong lĩnh vực thành lập, thay đổi giấy phép (bổ sung ngành nghề, thay đổi người đại diện pháp luật, thủ tục chuyển trụ sở, sáp nhập công ty, thay đổi vốn kinh doanh…). Chúng tôi luôn mang tới cho bạn nhiều lợi ích hơn so với chi phí các bạn bỏ ra. Hãy tham khảo bảng giá trọn gói của chúng tôi:
Công việc gồm:
- Đăng ký Giấy phép kinh doanh (Giấy phép Công ty)
- Đăng ký mã số doanh nghiệp (Mã số thuế)
- Đăng ký khắc con dấu Công ty (loại tốt)
- Đăng bố cáo thành lập Công ty
- Lập hồ sơ góp vốn/ sổ thành viên / cổ đông công ty (tùy vào loại hình doanh nghiệp của Quý khách)
- Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
- Thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định từ ngày 01/07/2015
- Thiết lập hồ sơ Pháp lý khai thuế ban đầu tại các chi cục thuế cấp Quận, Huyện
- Kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp
- Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Mua thiết bị token 3 năm (thiết bị kê khai thuế qua mạng, bắt buộc sử dụng từ ngày 01/07/2013)
Phí trọn gói (Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước (Phí thành lập, con dấu, bố cáo)) : 1.200.000 VNĐ
Phí mua chữ ký số 3 năm + hồ sơ thuế ban đầu: 2.200.000 VNĐ (đã có VAT)
Ngoài ra quý doanh nhân cần lưu ý các thủ tục bắt buộc sau thành lập doanh nghiệp:
- Đăng ký tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư không cần phải đăng ký với cơ quan thuế.
- Đăng ký phương pháp tính thuế khấu trừ hay trực tiếp
- Làm hồ sơ thuế ban đầu (đăng ký chế độ kế toán, phương pháp khấu hao, bổ nhiệm giám đốc, kế toán,…)
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài (Chậm nộp bị phạt ít nhất 800 000 VNĐ). Tham khảo thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài và hạn nộp tại đây
- Được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu ra thành lập.
Các bước thực hiện dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại YTHO:
Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin thành lập doanh nghiệp
- Tiếp nhận thông tin thành lập và tư vấn cho khách hàng.
- Các chuyên viên tư vấn phải trao đổi toàn bộ chi phí thành lập để khách hàng nắm vững ngay từ đầu.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
- Hoàn thành hồ sơ thành lập công ty theo đề nghị của khách hàng
Bước 3: Gửi hồ sơ cho khách hàng ký
- Nhân viên YTHO gửi hồ sơ để Quý khách ký trực tiếp vào các hồ sơ.
Bước 4: Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục theo quy định
- Nhân viên làm việc theo quy trình thành lập.
Bước 5: Bàn giao bản chính giấy phép và con dấu
- Công ty gởi bản chính giấy phép và con dấu cho khách hàng và thu tiền phí dịch vụ.
Nếu khách hàng có nhu cầu làm dịch vụ về thuế và các dịch vụ liên quan… thì chuyển sang bước thứ 6
Bước 6: Thực hiện các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
- Chúng tôi hỗ trợ tư vấn để quý khách tự thực hiện hoặc thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục thuế ban đầu khi mới thành lập công ty (tùy theo gói dịch vụ mà quý khách đã chọn)
Bước 7: Lưu hồ sơ
- Bộ phận kiểm soát nội bộ và chuyên viên trực tiếp thực hiện lưu hồ sơ đối với dịch vụ đã hoàn thành.
DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP VÀ UY TÍN TẠI TPHCM
→ Hồ sơ yêu cầu: Chỉ cần DUY NHẤT 01 Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc Hộ Chiếu của mỗi thành viên/ cổ đông sáng lập, tất cả các hồ sơ cần thiết khác, YTHO sẽ cung cấp cho Quý khách.
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁ RẺ:
- Chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí các vấn đề liên quan thành lập công ty:
- Tư vấn tên doanh nghiệp (tên hay dễ nhớ, tránh trùng tên)
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh (ngành nghề phù hợp, ngành nghề liên quan)
- Tư vấn địa chỉ kinh doanh (địa chỉ kinh doanh thuận lợi, dễ xác minh)
- Tư vấn loại hình doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm pháp lý trong công ty)
- Tư vấn vốn kinh doanh, tỷ lệ góp vốn (số vốn nào để đóng lệ phí môn bài thấp)
- Chúng tôi hỗ trợ tư vấn và học tập các vấn đề về thuế, kế toán qua clip:
- Hỗ trợ tư vấn về thuế kế toán miễn phí cho khách hàng có nhu cầu.
- Tặng trọn bộ các lip học lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN do thầy Thịnh biên soạn.
- Tặng trọn bộ các lip học kế toán online (lý thuyết) do thầy Thịnh biên soạn.
Hotline của chúng tôi: 0917 83 84 89 (Mr.Thịnh) (có zalo, whatsapp, viber)
hoặc 0901 34 01 98 (MS. Uyên – Chuyên viên tư vấn) (có zalo, whatsapp, viber)
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng rất nhiều.
Sau đây, YTHO xin đưa ra các vấn đề tư vấn để giúp quý doanh nhân có những tối ưu hóa trong việc thành lập doanh nghiệp một cách nhanh nhất và khi ra đời sẽ hoạt động hiệu quả nhất:
-
Tư vấn đặt tên doanh nghiệp
Khi đặt tên doanh nghiệp trước hết bạn phải thỏa các điều kiện về luật doanh nghiệp:
Theo luật doanh nghiệp, luật số: 59/2020/QH14
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Khi đặt tên doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện quy định ở luật này,bạn cần lưu ý giúp YTHO các vấn đề sau:
Phải đặt tên doanh nghiệp càng ngắn, càng đơn giản, càng dễ nhớ hoặc có một điểm nào đó mà làm cho khách hàng nhớ không quên. Đặt tên doanh nghiệp mà khi lấy tên miền website để sử dụng bắt buộc phải còn. Tên doanh nghiệp càng ngắn thì sau này đặt tên sản phẩm đi kèm với tên doanh nghiệp càng dễ dàng.
YTHO xin ví dụ như sau:
Khi tra cứu cái tên YTHO trên trang name.com đây là trang web nước ngoài bán tên miền uy tín trên toàn thế giới. Giám đốc YTHO thấy tên chưa bị ai sở hữu khi đó ông ta đã quyết định mua cái tên miền ytho với các tên ytho.vn. Đồng thời đến sở kế hoạch đầu tư đăng ký công ty TNHH YTHO.
Hoặc một hãng lớn như xiaomi. Lúc họ ra doanh nghiệp họ không mua được mi.com. Sau này khi phát triển thành thương hiệu lớn. Họ phải chi hơn 1 tỷ đồng tiền VNĐ để mua tên miền này. Giá bình thường của 1 tên miền .com là 275.000 VNĐ.
Cái tên doanh nghiệp là cái tên sẽ gắn với thương hiệu sản phẩm lâu dài của bạn. Hiện nay, kinh doanh offline phải đi đôi với kinh doanh online. Do đó việc lựa chọn tên đặt quan trọng lên số 1 cho việc lựa chọn tên miền.
2. Tư vấn địa chỉ doanh nghiệp:
Địa chỉ của doanh nghiệp là nơi để giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, quản lý. Chúng ta điểm qua các quy định của luật doanh nghiệp về trụ sở chính của doanh nghiệp:
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Khi lựa chọn địa chỉ trụ sở doanh nghiệp để đăng ký trên giấy phép kinh doanh, ngoài các quy định của luật, các bạn cần chú ý các vấn đề sau:
+ Nên sử dụng địa chỉ thật, địa chỉ mà mình có người ở đó, nhiều hồ sơ nhà nước sẽ dựa trên trụ sở chính để gởi hồ sơ về. Việc giao dịch với các đối tác khách hàng cũng đơn giản hơn.
+ Tránh sử dụng những địa chỉ quá dài. Giới hạn độ dài của địa chỉ là nên 5/6 của dòng trên hóa đơn. Nếu bắt buộc sử dụng các địa chỉ dài thì các bạn cần xem tính ổn định của địa chỉ. Nếu doanh nghiệp của bạn mà phải dời đi dời lại các địa chỉ nhiều lần thì bạn sẽ tốn không ít các phí nhà nước. Việc chuyển hồ sơ khi thay đổi địa chỉ dẫn đến thay đổi cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng khá nhiều rắc rối.
+ Nếu đăng ký hoạt động kinh doanh tại một địa chỉ mà không hoạt động tại địa chỉ đó, nếu bị cơ quan thuế phát hiện thì bạn sẽ bị khóa mã số thuế. Bạn phải tốn công sức đi mở lại. Khi đăng ký hoạt động kinh doanh thành công bạn bắt buộc phải gắn bảng hiệu tại địa chỉ đó.
3. Tư vấn về đại diện pháp luật doanh nghiệp
Các vấn đề về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện pháp luật, số lượng người đại diện pháp luật các bạn tham khảo tại đây
4. Tư vấn về vốn và tỷ lệ góp vốn
Theo luật doanh nghiệp, luật số: 59/2020/QH14
Điều 34. Tài sản góp vốn
- Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vốn của doanh nghiệp được góp phải bị sở kế hoạch đầu tư kiểm chứng trước khi cấp giấy phép kinh doanh. Hiện nay, đã bỏ qua thủ tục này. Hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký bao nhiêu thì sở kế hoạch đầu tư họ sẽ cấp giấy phép theo số vốn đó. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng ký vốn cần chú ý vấn đề sau liên quan đến lệ phí môn bài:
Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì đóng lệ phí môn bài là 2.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ trên 10 tỷ thì đóng lệ phí môn bài là 3.000.000 VNĐ
Do đó các doanh nghiệp thường căn cứ vào vấn đề lệ phí môn bài mà lựa chọn mức vốn phù hợp.
Tỷ lệ góp vốn của các thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh lại là 1 vấn đề rất quan trọng liên quan đến sự thành bại của 1 doanh nghiệp.
Cổ nhân có câu: “Một rừng thì không thể có 2 con hổ” giống như 1 doanh nghiệp không thể có 2 người quyết định. Do đó, nếu người nào là người tâm huyết, chèo lái con thuyền doanh nghiệp thì phải xác định mình chiếm 1 tỷ lệ cổ phần cao nhất mà có thể ra mọi các quyết định cho doanh nghiệp mình. Lúc mới ra doanh nghiệp chưa có gì thì bạn sẽ thấy cổ phần không quan trọng lắm, thậm chí còn sợ rủi ro khi phải nắm nhiều cổ phần.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ăn nên làm ra, lúc đó miếng mồi ngon các kẻ thấy có lợi ích lại bay vào. Nếu không rõ ràng và xác định ngay từ đầu, không mấy chốc doanh nghiệp này không những quá trình kinh doanh đứng lại mà còn dẫn đến không đồng nhất ý kiến. Rủi ro phá sản sẽ xảy ra.
5. Tư vấn về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm.
Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định: “Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Đặt tên ngành nghề kinh doanh hiện nay dựa vào ngành theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007. Tham khảo file Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn được quy định tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề: “Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế” , doanh nghiệp chọn ngành cấp 4: 6920: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thu. Sau đó ghi “Chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đại lý thuế. Dịch vụ kế toán” ngay dưới tên ngành cấp 4 trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế
Chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đại lý thuế. Dịch vụ kế toán
|
6920 |
Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các vấn đề này các quý doanh nhân sẽ nhanh chóng có được doanh nghiệp như mình mong muốn.
6. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định Luật phá sản, Luật phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật phòng chống tham nhũng.
Tư vấn về hoạch định dòng tiền khi doanh nghiệp thành lập:
Khi doanh nghiệp thành lập thì bạn cũng phải chuẩn bị cho mình một lượng tiền nhất định để có thể tồn tại nếu không có đủ doanh thu. Để an toàn bạn nên làm marketing trước khi thành lập 1 doanh nghiệp. Khi đó may mắn sẽ có một lượng khách hàng đã biết đến bạn.
Các chi phí về mặt kế toán cần có:
- Phí thành lập doanh nghiệp: Khoảng 4 060 000 VNĐ.
- Phí thuê văn phòng: Khoảng 500 000 – 100 000 000 VNĐ. Phí thuê 500 000 đ là phí thuê tối thiểu cho những doanh nghiệp cần tới văn phòng ảo để giao dịch.
- Phí thuê dịch vụ kế toán (trong trường hợp không thể làm được): 300 000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ. Phí 300 000 VNĐ là phí dành cho các bạn có doanh nghiệp không phát sinh.
- Các chi phí trả lương (tùy từng doanh nghiệp)
- Các chi phí mua sắm trang bị văn phòng.
- Các chi phí mua hàng để bán.
- Tùy từng doanh nghiệp mà phí đầu tư ban đầu có thể 10.000.000 VNĐ – 5.000.000.000 VNĐ.
- Phí duy trì doanh nghiệp có thể từ 1.000.000 – 1 000 000 000 VNĐ.
Các quý doanh nhân cần tư vấn thêm vấn đề dịch vụ thành lập công ty hay các dịch vụ khác của YTHO thì có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gọi cho chúng tôi nhé.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!