Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất

Categories: Tin tức
No Comments
5/5 - (1 bình chọn)

Hướng dẫn mẹo định khoản kế toán nhanh nhất được chia sẻ bởi công ty kế toán YTHO

Công việc của kế toán hằng ngày là phải ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và từ những nghiệp vụ trên sẽ là bước quan trọng để lên chứng từ sổ sách và lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính,… Vì thế kế toán cần phải ghi nhận tỉ mỉ và chính xác để hoàn thành tốt các việc làm cuối mỗi kỳ quyết toán.

Và quan trọng nhất, kế toán là phải biết định khoản và hiểu các nghiệp vụ. Bạn mới học kế toán hay bạn đang hoang mang vì hệ thống tài khoản kế toán quá nhiều và không thể nhớ hết các nghiệp vụ. Vậy hãy cùng đọc bài viết Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất dưới đây, để các bạn có thể có thêm những kiến thức bổ ích.

Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất

Các bước nên thực hiện-Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất:

Đầu tiên của mẹo định khoản kế toán nhanh nhất, chính xác nhất thì bạn phải biết và hiểu về hệ thống tài khoản kế toán trước tiên. Bạn có thể làm theo các bước sau đây để hạch toán nhanh nhất.

– Xác định tài khoản của những đối tượng kế toán liên quan.

– Xác định tài khoản cảu những đối tượng kế toán đã được xác định ở bên trên.

– Xác định xu hướng biến động tăng hay giảm của từng đối tượng kế toán cụ thể.

– Xác định tài khoản ghi nợ, ghi có.

– Xác định số tiền cụ thể để ghi vào tài khoản.

Nhớ rõ nguyên tắc hạch toán các tài khoản:

– Luôn ghi Nợ trước Có sau.

– Những nghiệp vụ biến động ghi một bên hoặc những nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên

– Dòng ghi Nợ phải so le với dòng nghiệp vụ ghi Có.

– Tổng bên Nợ luôn bằng Tổng bên Có. (Tổng Nợ=Tổng Có).

– Tài khoản có thể có cả số dư bên Nợ và bên Có.

– Chú ý một số tài tài khoản lưỡng tính như 131, 138, 331, 333, 338…

Cách dùng tài khoản để định khoản nghiệp vụ và một số lưu ý:

– Nợ ghi bên Trái. Có ghi bên Phải.

– Nợ Có mang tính quy ước chứ khoogn có ý nghĩa về mặt kinh tế.

– Việc ghi Nợ/Có là ghi số tiền thực hiện ở bên Nợ/Có.

– Bạn cần phải nhớ các tài khoản. Bạn có thể nhớ theo mẹo sau:

– TK đầu 1,2,6,8 mang tính chất Tài Sản. Tăng bên Nợ, giảm bên Có

– TK đầu 3,4,5,7 mang tính chất của Nguồn Vốn. Tăng bên Có, giảm bên Nợ.

– Lưu ý với một số tài khoản như sau:

TK 214: hao mòn TSCĐ và TK 521: Các khoảm giảm trừ doanh thu, Có kết cấu ngược so với tài khoản chung.

TK 214- Hao mòn TSCĐ: tăng bên Có, giảm bên Nợ.

TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu: Tăng bên Nợ, giảm bên Có.

Những TK loại 5, 6, 7, 8 không có số dư. Đây là những tài khoản dùng kết chuyển  để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Phát sinh trong kỳ bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu nên số dư sẽ là 0.

Công thức xác định số dư: Số dư cuối kỳ= Số dư đầu kỳ + Phát sinh Tăng- Phát sinh Giảm.

– Một số nguyên tắc khi két chuyển thuế GTGT: Bạn thực hiện kết chuyển theo số nhỏ.

Trường hợp 1: Nếu Số dư đầu kỳ TK 133 + số phát sinh trong kỳ TK133 > số phát sinh TK 3331 trong kỳ thì số thuế được kết chuyển trong kỳ là TK 3331.

Trường hợp 2: Nếu số dư đầu lỳ TK 133 + số phát sinh trong kỳ TK 133< số phát sinh trong kỳ TK 3331 thì số thuế GTGT được kết chuyển trong kỳ là số dư đầu kỳ TK 133.

Trên đây là bài chia sẻ Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất của Kế toán YTHO. Mọi thắc mắc các bạn có thể comment trực tiếp dưới bài viết.

Chúc các bạn thành công!

Your Thoughts